Xử lý chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục không thể thiếu khi thi công hoàn thiện công trình nhà vệ sinh nhằm tránh tình trạng thấm dột gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu. Sau đây là quy trình chống thấm dột nhà vệ sinh bằng các vật liệu phổ biến và chuyên dụng, Mời bạn đọc cùng tham khảo và lựa chọn.
Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm
Để việc thi công xử lý chống thấm nhà vệ sinh đạt hiệu quả cần sớm phát hiện các dấu hiệu để chọn phương pháp xử lý kịp thời. Những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột bằng mắt thường là:
- Tường, trần nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước, xuất hiện vết mốc, ố vàng gây mất thẩm mỹ
- Gạch xỉn màu, xuống cấp, nứt vỡ khiến nước dễ chảy qua
- Xuất hiện mùi hôi dù không bị mốc, trường hợp này có thể là do bồn cầu cũng bị rò rỉ
- Một số thiết bị trong nhà vệ sinh như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,… bị rò rỉ.
Nguyên nhân và hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm ẩm?
Để hiểu tầm quan trọng của xử lý chống thấm nhà vệ sinh, vì sao chúng ta cần bỏ ra mức chi phí nhất định cho hạng mục này, bạn cần hiểu được nguyên nhân cũng như tác hại khi công trình nhà vệ sinh bị thấm dột.
Nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh thấm dột
Trong thực tế, việc nhà vệ sinh, đặc biệt là phần sàn bị thấm dột là điều không phải hiếm. Bởi lẽ, ngay từ khâu thiết kế thi công cho đến các hoạt động sử dụng chúng đều mang đến những nguy cơ khiến công trình này bị thấm ẩm.
Cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến nhà vệ sinh hay bị thấm dột:
- Quá trình thi công công trình, nhà thầu không xử lý kỹ khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không chống thấm, hoặc chống thấm không kỹ, không đúng kỹ thuật
- Hệ thống ống dẫn nước vỡ, rò rỉ hoặc tắc
- Sàn nhà thường xuyên có nước, nước thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông
- Thiết kế, xây dựng không đúng kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước tràn lan ra và thấm xuống nền nhà
- Kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép không đúng tiêu chuẩn
- Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm nước không được khắc phục kịp thời cũng có thể khiến nhà vệ sinh bị thấm nước
- Mạch gạch trong nền nhà vệ sinh bị bong tạo kẽ hở cho nước ngấm vào
- Thiết bị trong vệ sinh chảy nước do hư hỏng…
Tác hại khi thấm dột nhà vệ sinh
Khi phát hiện nguyên nhân chính xác khiến nhà vệ sinh bị thấm dột, bạn cần đưa ra phương án xử lý chống thấm nhà vệ sinh kịp thời và phù hợp. Nếu không sẽ gây ra những vấn đề sau:
- Khiến công trình sử dụng nhanh chóng xuống cấp
- Làm xuất hiện tình trạng rêu mốc, gây mùi hôi khó chịu làm mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho các thành viên trong gia đình
- Thi công chống thấm ngay từ đầu sẽ giữ cho nhà vệ sinh luôn đẹp, bền bỉ theo năm tháng, giúp tiết kiệm được chi phí sơn sửa, trùng tu về sau.
Đánh giá, kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trước khi thi công
Trước khi thực hiện chống thấm sàn nhà vệ sinh, bạn cần tiến hành kiểm tra một số hạng mục như sau:
- Hệ thống đường ống nước:nếu hệ thống này nứt vỡ, nước sẽ rò rỉ qua các khe nứt và thấm vào tường, sàn dẫn đến thấm dột.
- Cống thoát nước: nếu miệng cống không được xử lý cẩn thận dễ xuất hiện tách lớp, co ngót gây hiện tượng thấm nước.
- Chống thấm Tường, trần nhà:kiểm tra kết cấu tường, rà soát các khe nứt để trám, trét nhằm chống thấm tốt nhất.
- Sàn nhà: gạch sàn không ốp kín hoặc độ dốc không đạt chuẩn để nước thoát nhanh sẽ gây tích tụ nước dẫn đến tình trạng thấm dột.
Phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch
Chống thấm dột nhà vệ sinh không đục gạch là phương pháp xử lý được nhiều người lựa chọn bởi cách làm này ít tác động đến kết cấu công trình. Dưới đây là 2 phương pháp khắc phục mà bạn không thể bỏ qua:
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch keo chuyên dụng
Phương pháp chống thấm này được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Máy cắt mạch chuyên dụng
- Chổi sơn
- Keo chuyên dụng xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Bước 2: Thi công
- Dùng máy cắt mạch, cắt sâu các mạch giữa các viên gạch
- Vệ sinh sạch bụi tại vị trí mạch vừa cắt, nên dùng máy thổi và hút bụi để vệ sinh, rửa lại bằng nước sạch
- Đợi nền không và bơm keo chống thấm, miết đầy các mạch đã cắt.
Sử dụng keo chống thấm mạch gạch
Một trong những nguyên nhân gây thấm dột nền và tường nhà vệ sinh là do keo chít mạch bị bong sau thời gian dài sử dụng. Có thể là do keo chà ron kém chất lượng hoặc keo mạch thấm nước lâu ngày. Do vậy, có thể thay thế loại keo chống thấm mạch mới để chống thấm được hiệu quả.
Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần cạy lớp keo chà ron cũ ra và thay thế lớp keo chà ron mới.
Phương pháp và quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh chuẩn kỹ thuật
Trên thực tế, các cách chống thấm cho nhà vệ sinh không đục gạch không phải là giải pháp tối ưu, không mang lại hiệu quả lâu dài. Do đó, chủ đầu tư nên chống thấm ngay từ đầu khi thi công, nếu xử lý thấm dột khi đang sử dụng thì cần đục gạch để chống thấm rồi lát gạch lại. Trường hợp này có thể xảy ra ở các chung cư hoặc các gia đình có nhiều tầng, khi đó nhất định phải có cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2
Dưới đây là 3 phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm hiện đại:
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng sản phẩm gốc xi măng
Chống thấm gốc xi măng là vật liệu chứa thành phần gốc xi măng được trộn theo tỷ lệ nhất định theo do nhà sản xuất đưa ra. Đây là vật liệu thông dụng trong chống thấm cho nhiều hạng mục, xử lý thấm dột cho nhiều công trình.
Dòng chống thấm này có nhiều loại như: chống thấm gốc xi măng 2 thành phần, chống thấm gốc xi măng 1 thành phần, sơn gốc xi măng chống thấm và vữa chống thấm gốc xi măng.
Ưu điểm:
- Bám dính tốt trên nền bê tông
- Có khả năng chịu áp suất thủy tinh âm và dương
- Có thể dùng cho chống thấm thuận và nghịch
- Tiện lợi trong việc cán phủ, ốp lát
- Đa năng, có thể ứng dụng cho hầu hết các hạng mục, đáp ứng được với nhiều nhu cầu khác nhau.
Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt nền
- Bề mặt trước khi thi công phải ổn định, sạch và không có bụi, dầu mỡ, rong rêu hay bất kỳ vật liệu làm giảm độ bám dính nào.
- Làm phẳng điểm gồ ghề, mở các lỗ xốp, tăng độ bám dính tối ưu bằng các biện pháp cơ học thích hợp như mài, phun nước, phun cát,..
- Loại bỏ hoàn toàn các lớp phủ cũ và vật liệu vụn rời bằng cách chải hoặc máy chà nhám, máy hút bụi cao áp…
- Dùng vật liệu sửa chữa thích hợp để sửa mặt nền, lấp đầy các mối nối, lỗ rỗng hoặc khe hở, sửa chữa các khu vực có lỗ rỗng và làm phẳng bề mặt sau khi cắt và mở với độ sâu 3cm.
Bước 2: Làm ẩm/quét lót mặt nền khi xử lý chống thấm nhà vệ sinh
- Vật liệu chống thấm gốc xi măng ưa ẩm nên cần xử lý, làm ẩm trước khi thi công. Lưu ý không để đọng nước.
- Ngoài ra, nên dùng lớp lót nhũ tương để vật liệu liên kết với bề mặt bê tông được tốt hơn.
Bước 3: Trộn vật liệu và thi công
- Trộn đều vật liệu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, dùng máy khuấy ở tốc độ thấp để khuấy đến khi hỗn hợp đồng nhất, không bị vón cục
- Sau khi khuấy, để nghỉ 1-2 phút trước khi thi công lớp thứ nhất
- Sau khi lớp chống thấm gốc xi măng đầu tiên vừa đông cứng, làm ẩm bằng nước và thi công lớp thứ 2 theo phương thẳng đứng hoặc khác hướng với lớp trước
- Sau khi thi công lớp cuối cùng, bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi các tác động từ thời tiết trong khoảng 3 đến 5 ngày.
2. Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane
Chống thấm gốc Polyurethane hay chống thấm PU là giải pháp chống thấm được nhiều đơn vị lựa chọn. Với những ưu điểm nổi bật như khả năng chống thấm ưu việt, cường độ cơ học cao, đàn hồi tốt, kháng UV,… vật liệu chống thấm polyurethane được dùng cho mái, ban công, tường cũng như nhiều vị trí khác.
So với các sản phẩm chống thấm khò nóng gốc bitum, việc thi công sơn chống thấm polyurethane dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể dùng chổi quét, con lăn hoặc máy phun, tương tự như với sơn nước để thi công.
Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng Polyurethane:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Tương tự như 2 phương pháp trên, chống thấm bằng polyurethane cũng cần đảm bảo bề mặt bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa các thành phần gây bong tróc. Các lỗ hổng và vết nứt lớn nhỏ phải trám bít hoàn thiện.
Bước 2: Quét lớp lót
- Vai trò của lớp lót là gia tăng khả năng bám dính giữa lớp chống thấm với bề mặt. Khi sử dụng sơn lót bạn cần tuân thủ đúng theo định mức nhà sản xuất đưa ra
- Đảm bảo cho lớp lót có đủ thời gian khô trước khi tiến hành quét sơn chống thấm.
Bước 3: Khuấy trộn vật liệu
Dùng máy khuấy chuyên dụng khuấy trộn trong vòng 2 – 3 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 4: Quét lớp chống thấm
- Sau khi lớp lót khô, tiến hành quét lớp sơn chống thấm PU thứ nhất.
- Khi lớp thứ nhất khô, quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất.
3. Chống thấm ẩm xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Màng khò nóng là một trong những giải pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả, áp dụng rộng rãi tại các hộ gia đình, công trình dân dụng hiện nay. Đây là vật liệu chống thấm dột kiểu mới, bề sau khi làm sạch được che phủ một tấm màng chống thấm có khả năng kết dính chặt với nền.
Vật liệu chống thấm này có khả năng chịu nhiệt, đàn hồi, uốn dẻo được, độ ngấm nước rất nhỏ nên có khả năng chống thấm rất hiệu quả. Điểm nổi bật của phương pháp này là sau khi dán màng chống thấm cần ốp lát gạch để bảo vệ màng không bị rách.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm đó là: thi công phức tạp, đòi hỏi thợ phải có kỹ thuật cao, đặc biệt là đối với nhà vệ sinh có diện tích nhỏ và hẹp.
Quy trình chống thấm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch bề mặt, loại bỏ hết các tạp chất như bụi bẩn, đất đá, dầu mỡ. Mài phẳng các vị trí lồi lõm và giữ khô ráo bề mặt.
- Dùng chất kết dính để xử lý các vết nứt, lỗi kết cấu không đặc chắc hoặc bê tông bở.
Bước 2: Thi công lớp lót
Lớp sơn lót đóng vai trò như chất kết dính giúp tăng độ bám dính của màng khò trên bề mặt bê tông.
- Dùng đèn khò làm nóng mặt sàn trước khi chống thấm
- Thi công sản phẩm lót epoxy Acqua Primer NP hoặc Neopox Special Primer 1225 bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun.
- Chờ khoảng 1 giờ để lớp lót khô trước khi thi công màng chống thấm.
Bước 3: Tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
- Màng chống thấm khò nóng thi công bằng phương pháp sử dụng đèn khò khí ga.
- Dùng máy khò đốt bề mặt tấm trải để nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt đến đâu thì lăn màng đến đó.
- Tại vị trí các chân tường cần dán lên cao khoảng 15cm đến 20cm để đảm bảo vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường khít, không còn kẽ hở.
- Quá trình thi công cần đảm bảo nhiệt độ đồng nhất, khò quá lửa sẽ làm hỏng lớp màng.
- Xử lý kỹ các vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm màng, cổ ống và góc chân tường do đây là những vị trí trọng yếu, dễ bị thấm ẩm nếu không xử lý tốt.
Bước 4: Lăn/quét lớp phủ bảo vệ
- Sau khi thi công dán màng chống thấm khò nóng xong, tiến hành trát xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng.
- Bước này cần thực hiện càng sớm càng tốt, vì nếu để lâu, lớp màng sẽ có nguy cơ bong tróc do tác động của nhiệt độ hoặc các yếu tố cơ học từ bên ngoài.
Mua vật liệu xử lý chống thấm nhà vệ sinh ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Địa chỉ cung cấp vật liệu xử lý chống thấm nhà vệ sinh là điều mà các chủ đầu tư quan tâm. Hiện nay, thị trường có nhiều đơn vị cung cấp nhưng không phải ở đâu cũng đảm bảo chất lượng chính hãng cũng như giá chính xác.
Trong số nhiều nhà cung cấp vật liệu chống thấm, Mộc Ngân Phát đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng, chọn lựa. Chọn chúng tôi, bạn hoàn toàn an tâm bởi:
- 100% sản phẩm chính hãng, nhập khẩu từ các hãng sản xuất hàng đầu
- Các sản phẩm chống thấm đều đảm bảo tiêu chuẩn CO-CQ, tiêu chuẩn CE
- Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm, quy trình thi công xử lý chống thấm nhà vệ sinh chính xác bởi kỹ sư nhiều kinh nghiệm
- Chế độ bảo hành theo đúng quy định của nhà sản xuất, chế độ chăm sóc khách hàng tận tâm và chu đáo